Tóc rụng nhiều, răng xỉn màu... có thể cảnh báo cơ thể thiếu kẽm
Bổ sung kẽm kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư thực quản
Hay bị ốm vặt, mặt chi chít mụn là do thiếu khoáng chất này
Thiếu kẽm khiến cơ thể chúng ta thay đổi như thế nào?
Trẻ em thiếu kẽm sẽ chậm dậy thì
Bạn bị rụng tóc
Rụng tóc nhiều có thể là một trong những dấu hiệu chính cảnh báo cơ thể thiếu kẽm. Theo BS. Gill Jenkins (người Anh), kẽm là dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường hấp thụ protein, thúc đẩy sản sinh các tế bào cho mái tóc dày, bóng mượt.
Rụng tóc nhiều có thể là do bạn thiếu kẽm
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Annals of Dermatology cho thấy, những người bị rụng tóc nhiều đều có nồng độ kẽm thấp hơn so với lượng cơ thể cần. Tin tốt là bổ sung kẽm trong vòng 12 tuần đã giúp 66% người bệnh cải thiện tình trạng rụng tóc.
Móng tay khô, dễ gãy và có các đốm trắng trên móng
Những vệt trắng, đốm trắng trên móng tay có thể xuất hiện khi móng phát triển chậm, dễ gãy, nứt. Tất cả các vấn đề này đều là do thiếu kẽm trong chế độ ăn. Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của các mô, tế bào móng. Vì thế, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng này.
Răng bị xỉn màu
Răng bị xỉn màu có thể cảnh báo bạn đang thiếu kẽm
BS. Gill Jenkins cho biết: “Khi bị thiếu kẽm, răng bạn sẽ có thể bị xỉn màu, dễ bị nứt và không còn khỏe mạnh”. Kẽm là một thành phần tự nhiên có trong các mảng bám, nước bọt và men răng. Chính vì vậy, nếu thiếu kẽm, bạn có thể nhận thấy hơi thở có mùi, vị giác thay đổi, tưa lưỡi, thậm chí dễ bị loét miệng, viêm nướu…
Bạn dễ bị loét miệng
Một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Laryngology & Otology chỉ ra rằng, thiếu kẽm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét miệng. Tình trạng này cũng thường tái phát, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Bạn dễ bị mụn
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Turkish Academy of Dermatology chỉ ra rằng, 54% những người bị mụn trứng cá cũng có hàm lượng kẽm trong cơ thể thấp. BS. Gill Jenkins cho biết: “Kẽm là dưỡng chất cần thiết giúp chữa lành vết thương. Chính vì vậy, thiếu kẽm có thể khiến các vết thương, vết mụn trên da lâu lành hơn”.
Vậy cơ thể cần bao nhiêu kẽm/ngày?
Các chuyên gia khuyến cáo, những người trưởng thành nên bổ sung 7 mg kẽm/ngày để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể không thể tích trữ kẽm, chính vì vậy, bạn phải bổ sung dưỡng chất này qua chế độ ăn hàng ngày.
Các loại thịt đỏ (như thịt bò, lợn, cừu…) là nguồn kẽm tốt nhất do cơ thể dễ dàng hấp thụ kẽm từ các thực phẩm này. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung kẽm qua các thực phẩm như: Cá, trứng, sữa, pho mát, các loại đậu (đặc biệt là đậu lăng, đậu phụ), hạnh nhân và ngũ cốc.
Bình luận của bạn